Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

TẢN MẠN TRE


Thánh Gióng




Trong Facebook nhà Phan Khiêm, ông đạo diễn phim truyền hình Sói Đồng Hoang hỏi bu
Bác Bu Lu Khin có nhớ cái vụ câu đối mà em đưa vào phim BÍ THƯ  TỈNH  ỦY không. Đó là câu đối mà ông Ngô Đình Diệm vẫn treo trên đầu gường ngủ
"Vị xuất thổ thời tiên hữu tiết
Đáo lăng vân xứ dã hư tâm"
Thưa rằng bu tui không chỉ nhớ mà sau khi xem phim  Bí thư Tỉnh ủy đã viết TẢN MẠN TRE đăng trên blog Multiply, trên báo tết Quảng Bình. Nay tái bản có chữa lại, mời các bạn đọc và chỉ giáo

***

Cây tre đi vào huyền thoại và gắn bó với người Việt đã bao đời nay. Có lẽ phải từ thời Thánh Gióng nhổ tre phá tan giặc Ân, và hoàng tử Lang Liêu dùng lạt tre gói bánh chưng dâng vua Hùng. Đến thế kỷ 20 tre lại theo người ra trận. Gậy tre tầm vông theo bộ đội đánh Pháp. Chông tre của đồng bào Miền Nam đánh Mỹ. Măng tre đi vào bữa ăn người chiến sĩ, lá tre tươi nguỵ trang che mắt quân thù, lá tre khô được anh nuôi thay củi đun bếp. Sang thời hiện đại, đụng vào đâu trong gia đình người Việt cũng gặp tre. Từ cái đũa tre, tăm tre, nơm bát cá, cho đến cái chổi tre, quạt nan tre… Trong ẩm thực, con cháu nhà tre làm vui lòng bạn bè năm châu bốn biển bằng những thực đơn nhắc đến đã thấy ngon: Bún măng, măng xào củ hành, măng kho thịt. Tre đi vào văn hoá địa danh với những: Tỉnh Bến Tre , hồ Trúc Bạch, Bến Nứa, Trúc Lâm Yên Tử, Khe tre, Suối Lồ ô...Người Nhật xem mận, thông, và tre, là những cây báo điềm lành. Tre cũng là yếu tố chính trong hội họa đời Tống, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo Thiền.  Người Bamoun và người Bamiléké thuộc Ca mơ run (Phi châu)  gọi mỗi đốt tre là một nụ cười (Guis) - biểu tượng của niềm vui sống giản dị, không bệnh tật chẳng ưu tư (1). Thế nhưng, các nhà thông thái đã tốn khá nhiều giấy mực để bàn về cây tre. Cũng cái cây ấy nhưng khi này tre, khi khác trúc. Sách "Điển cố văn học" (2) ở trang 412 có câu: "chặt hết trúc trên núi Nam Sơn, chẻ thành tre cũng chẳng đủ để ghi tội ác Tuỳ Dượng Đế"(3). Hoá ra tre là mảnh nhỏ của trúc ?. Từ điển tiếng Việt ở trang 1028 ghi: "Trúc - tên gọi chung của các loài tre nhỏ, gióng thẳng". Thành ngữ "Trúc chẻ ngói tan" được từ điển này giải thích: "Vì thế quân địch mạnh như chẻ tre, đánh đến đâu quân đối phương tan rã đến đó". Vậy trúc chẻ ...tức chẻ tre! Trúc chẻ chữ Hán là phá trúc, mà phá trúc người ta dịch ra tiếng Việt là chẻ tre. Uyên bác như cụ Đào Duy Anh mà Trong từ điển truyện Kiều cũng gián tiếp đồng ý như thế. Sự oái oăm này chung quy do cái kho từ vựng của mỗi nước trái hèo nhau. Ngoài ra còn do trong văn chương của ta ngày xưa chữ tre không được dùng, chữ trúc không dược dịch. Tre (thanh bằng) không thể thay thế cho trúc (thanh trắc) được. Rốt cuộc các tác giả đã chọn cái hay nhưng tối nghĩa, thay cho cái đúng nằm ngoài vòng luật lệ. Thử tưởng tượng hai câu lục bát sau đây mà thay chữ trúc bằng chữ tre, đọc lên sẽ ngang như cua bò.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Miệng ăn măng trúc, măng mai
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng
(ca dao)
Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo bằng chữ Hán, ông buộc phải dùng chữ trúc trong hai câu:
Quyết Đông hải chi thuỷ, bất túc dĩ trạc kỳ ô
Khánh Nam sơn chi trúc , bất túc dĩ thư kỳ ác
Cụ Bùi Kỷ không thể biến trúc thành tre mà phải dịch:
Tát cạn nước Đông Hải, không đủ rửa vết nhơ
Chặt hết trúc Nam Sơn, không đủ ghi tội ác
 Với người Việt, cây tre còn là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết dân tộc, "bụi tre che tứ phía". "Tre già măng mọc" là thế hệ trước nằm xuống, thế hệ sau vươn lên giữ cho trường tồn nói giống . Đã có chiến sĩ hy sinh trong trận chiến với tư thế đứng tựa vào cây rừng, miệng chưa tắt hết nụ cười, như cây tre cuối đời còn gửi vào trời đất chùm hoa duy nhất màu vàng rơm lúa. Trong văn chương dân gian nói về cây tre hay nhất có lẽ là câu đối
Vị xuất thổ thời tiên hữu tiết
Đáo lăng vân xứ dã hư tâm
(
)
Chưa mọc lên khỏi mặt đất đã có đốt
Chạm đến mây trời ruột vẫn rổng không
Dân gian nói tre mà chính là nói người. Một thứ người siêu việt vừa dân tộc vừa nhân loại. Chủng tộc tre cũng có nam có nữ, có tre đực tre cái. Tre biết nghe, chả thế mà người đời nhắc nhau "bụi tre có lỗ tai", liệu mà giữ mồm giữ miệng. Biết nghe thì phải biết nhìn để mà phân biệt, để mà đối xử. Mắt tre được cho là một thứ tuệ nhãn nhìn thấu suốt triết lí sâu xa. Lại có tre bánh tẻ đi vào ca dao, tôn vinh tình yêu con người
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng
Chưa ai nói đến miệng tre bao giờ nhưng " tiếng tre kẻo kẹt thì một vài bậc hiền minh coi là tiếng hiệu của sự thông tuệ" (4) Cho nên cái cơ thể tre bé bỏng kia chưa nhú lên khỏi mặt đất (vị xuất thổ thời) đã hàm chứa hình hài một cơ thể hoàn chỉnh (tiên hữu tiết). Đấy chính là cái nhìn "nhân chi sơ tính bản thiện" của ông cha ta trong bài học làm người. Cây tre chỉ hút tinh đất, khí trời, và ánh sáng mà lớn lên và  tu luyện cho đến lúc chạm đến xứ mây (đáo lăng vân xứ) của ngài Lão Tử thì rổng không thân mình. Đến đây thì Phật và Lão gặp nhau   cùng  “thoát ra ngoài các cơn lốc hình ảnh, các ham muốn và cảm xúc, thoát ra khỏi bánh xe các cuộc đời phù du, để chỉ còn cảm thấy niềm khát khao cái tuyệt đối" (5) .
Câu đối 14 từ Hán Việt, dịch ra 16 chữ Quốc ngữ chỉ nói về giống tre của xứ sở. Và những ai học hết sách thánh hiền, thông tuệ thiên kinh địa nghĩa, liệu có đáng nghiền ngẫm thêm bài học về cây tre không ??
-----------------------------------


(1) (4) (5): Sách Biểu tượng văn hoá thế giới của Jean Chevalier và Alain gheerbrant nxb Đà Nẵng, trường viết văn Nguyễn Du 1997. Bamoun và Bamiléké là những vùng đất thuộc Cameroun, châu phi.
(2) Điển cố văn học: Nhà XBKHXH- Hà Nội 1977 Đinh Gia Khánh chủ biên
(3) Tuỳ Dượng Đế: Sách "Điển cố văn học" có thể nhầm, vì Tuỳ Thư quyển 3 gọi tên nhân vật này là Tuỳ Dạng Đế Dương Quảng (569-618 )- vị Hoàng Đế thứ 2 của triều Tuỳ, cực kì xa hoa và dâm đảng, bị những kẻ nổi dậy thắt cổ chết tháng 3 năm thứ 14 (618)






Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

VỚI HOA MAI




- Mai vàng à, tôi tự thấy mình có lỗi với bạn nhiều quá.
- Trên một phần ba thế kỷ bạn không đoái hoài đến hoa mai tui, hình như bạn có định kiến…
- Vâng, bốn năm liền từ tân dậu (81) đến nhâm tuất (82) quý hợi (83) giáp tý (1984), đón mai vàng về, bu tui bị kẻ cắp cuỗm mất mỗi năm một chiếc xe đạp, dạo đó là một tài sản lớn của một người hưởng lương.
 - Sau vụ ấy, năm nào bạn cũng thỉnh lay dơn đỏ về thì có thấy vận đỏ nào đâu, thậm chí…
- Đúng là mai vàng linh thiêng và thấu suốt nỗi niềm người đời.
- Lại bài ca không quên! Mới đây bạn còm vào bài “Nhất chi mai” của ông NANO và phụ họa ông Ruchung tán tụng mai vàng lên tận trời xanh chưa đủ sao.
- Thì tự ngàn xưa người đời vẫn liệt hoa mai vào hàng tứ quý, ngang tàng như thi nhân họ Cao vẫn nói ta chỉ cúi đầu trước hoa mai, huống chi bu tui là anh phàm phu tục tử…
- Chao ôi là tâm địa người đời, ngợi ca đó phủ phàng đó. Chính trong  chung cư mà bạn đang ở, tết năm ngoái một đại gia bỏ ra cả trăm triệu  thỉnh về một Lão Mai Đại tướng quân. Cả nhà đại gia thi nhau chăm chút từng ngọn lá, từng búp hoa… Thế mà chưa đến lễ hạ nêu người ta  đã phanh thây Lão mai thành từng mẫu nhỏ thả vào hộp rác từ lầu 18 xuống đất…
- Làm sao bạn biết việc đó
- Thì hoa có linh  hồn  như người mà. Đại tướng quân kể, khi rơi xuống hố rác thì chỉ trong phút chốc cả 21 tầng lầu kia người ta tiếp tục đổ rác xuống tới tấp. Thân hình Lão mai ngập ngụa trong mọi thứ bẩn thỉu, hôi thối. Cụ nghe tiếng khóc nỉ non bên cạnh, hỏi ra thì một cô đào Nhật Tân từ Hà Nội vào cũng đang thịt nát xương tan.
-  Đời hoa ngắn ngủi thế, biết làm sao được.
-  Chắc bạn đọc Hồng Lâu Mộng thì còn nhớ nàng Lâm Đại Ngọc không nỡ dẫm lên cánh mai rụng mà gom chúng lại rồi đào huyệt mai táng…Ba trăm năm trước có người như thế, vậy mà bây giờ…
- Mai vàng à, ba trăm năm sau Lâm Đại Ngọc con người xử sự với nhau nhiều khi còn tệ hại huống chi đối với hoa. Đã có chuyện một chiến sĩ đánh Mỹ ở trong nam bị báo tử nhầm, mấy chục năm sau anh ta trở về xin làm thủ tục được sống mà khó khăn lắm.
- Có chuyện ấy sao.
- Địa phương anh ta bảo, cậu cứ tiếp tục là liệt sĩ cho nó thuận lợi đôi đường. Địa phương đã làm lễ truy điệu cậu rất hoành tráng, vợ con cậu đã được lĩnh phụ cấp mấy chục năm nay. Bây giờ cậu sống lại thì địa phương truy thu khoản tiền ấy cậu có trả nổi không. Chưa nói giấy tờ trình cấp nọ cấp kia phải mất hàng năm mà chưa xong.
- Nhưng đó là ngoại lệ, còn xử sự kiểu vắt chanh bỏ vỏ với hoa mai, hoa đào… thì phổ biến trên quy mô toàn dân.
- Bạn mai vàng trách cũng phải lắm, lần này bu tui hóa kiếp mai vàng theo cách hỏa táng. Cái gì bạn nhận của mặt trời thì thành ngọn lửa trả về trời, cái gì bạn nhận được từ đất thì tro than trả về cho đất thế là sòng phẳng. Bạn sẽ được luân  hồi, để kiếp sau lại tiếp tục nở vàng cho đời thêm đẹp…

*   *  *


Một ngọn gió lọt qua cửa sổ làm các bông hoa rung rinh nhè nhẹ, bu tui nghe như có tiếng reo vui, có lẽ hồn hoa đang phảng phất đâu đây.
Đọc tiếp ...

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

BÀ BU VÀ HOA MAI









HAI BU THÂN CHÚC BẠN BÈ GẦN XA MỘT NĂM MỚI SỨC KHỎE, AN KHANG, THỊNH VƯƠNG.


Chiều 30 tết bu tui đang cần mẫn hút bụi từng quyển trong cả kho sách thì bà bu bảo: “Thôi ra giêng làm tiếp, chớ ông vừa hút bụi vừa đọc say sưa thế kia thì đến tết sang năm cũng chưa xong được”. Cố tật của bu là thế, cầm quyển sách lên là đọc cái đã, đọc chán chê mới giật mình...thôi chết, chưa xong việc!! Bu nói với bã xã: “Ông Huutoan Nguyên (Hà Nội) khen bu có cây Mai đẹp quá. Chắc là Hà chọn mua phải ko?, chứ Bu thì làm sao mà sành điệu thế được”. Huhu …bị bạn chê nhưng vợ được khen cũng thấy khoái, thế là hứng chí lên viết  BÀ BU VỚI HOA MAI… hihi
---------------------------
Chuyển từ Facebook sang
Đọc tiếp ...

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

QUÀ HÀ NỘI

  Hai bu thân chúc năm mới Ất Mùi đến các bạn gần xa
  
 Hoa mai dáng thác đổ ở nhà bu


Mới nhận quà quê - báo tết Quảng Bình, nay bu tui lại có quà Hà Nội - chữ Đạt của thầy đồ khiêm, (vốn là nhà báo đang nuôi mộng làm Tiến sĩ luật).  Tiết lộ thế để biết thư pháp chỉ là nghề tay trái của chàng.  Tết đến xuân về chàng trải chiếu vườn nhà viết chữ tặng bạn bè và người hàng xóm chớ không mang bút nghiên ra thi thố ở trường sách trận chữ Quốc Tử Giám.

  Bên trái: ba chữ "đức bất cô" thư pháp của một bạn ở Huế. Nguyên câu của Khổng Tử trong Luận ngữ "Đức bất cô tất hữu lân" người nhân đức sống không cô đơn giữa bạn bè. Bên Phải: chữ đạt của thầy đồ Khiêm.  Mạnh Tử có câu "Đạt tắc kiêm thiện thiên hạ", lúc hiển đạt thì đem điều thiện cảm hóa mọi người.
  
                                    
 Chữ đạt trên hình hai bu

Tay trái nhưng chữ thầy khiêm rắn rõi vững vàng lắm, nét ngang bộ xước trong chữ đạt đã loáng thoáng thấy “phi bạch”. Thầy viết trên giấy màu da cam nên phải nói là “phi tranh” ( ). Học giả Phan Ngọc cho hay đã có người bỏ ra 30 năm luyện bút cho ra “phi bạch” tức màu trắng bay giữa màu đen. Lấy mực nhiều quá nét chữ tuyền màu đen , lấy mực ít quá, viết chưa xong một chữ đã phải lấy thêm mực, làm nét chữ hiện ra vết chắp nối.  Phải lấy mực làm sao đó để viết một lèo mà nét chữ có màu trắng bay lên giữa màu đen. Chữ thầy đồ Khiêm đã thấy màu da cam ít nhiều bay lên (phi tranh , ) ấy cũng là tài nghệ lắm. 
     Đã vài lần bu tui diện kiến Nguyễn Phan Khiêm ở Hà Nội, ở Đồng Hới, ở Sài Gòn. Một kỷ niệm đáng nhớ có liên quan đến chữ nghĩa trên bàn thờ nhà bu là Khiêm phát hiện ra chữ Trọng thiếu nét. Xem ảnh chụp bé xíu trên blog mà nói được thế kể như bạn Khiêm thật sự tinh tường chữ nghĩa.  Sau phát hiện đó bu tui thắp nhang cáo lỗi tổ tiên và lập tức bảo thợ khảm trai sửa sai liền.

 Bàn thờ gia tiên nhà bu. Bên phải: "Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh", bên trái : "Đường bảng gia truyền liễu tử danh". (chữ của đại thư pháp gia Lê Xuân Hòa ) Phía trước thờ Phật bà Quan âm
  
 Phía sau thờ ông bà, tổ tiên


 Chữ trọng (thứ tư từ trên xuống) đã được sửa chữa sau phát hiện của bạn Nguyễn Phan Khiêm

 Nay bu kết chữ đạt vì nó là thành tựu, là thấu hiểu sự lý, chữ đạt có dáng một con thuyền ra khơi. Cánh buồm của nó gồm chữ thổ (,  đất) và chữ tường (    niềm vui, còn có âm dương là con dê).  Nội dung chữ đạt bu tui đã nói ở bài RA BIỂN LỚN (đăng ngày 7.2.2015).

    Bu tui cảm ơn cuộc đời, cảm ơn mùa xuân,  cảm ơn Nguyễn Phan Khiêm và bạn bè đã vào đọc bu và để lại sự thích hoặc lời nhận xét.
Đọc tiếp ...

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

TÁO QUÂN ĐÃ VỀ









 Táo Quân đã viết xong bản tấu, đợi đến 23 tháng chạp là lên đường chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế.  Như chợt nhớ ra điều gì, Táo đưa bản tấu ra ghi ghi chép chép coi bộ chăm chú lắm. Hỏi thì Táo bảo: Có sự kiện nghiêm trọng … ta phải bổ sung. Thì ra thế này: Táo đọc báo thấy có một cô vợ phát hiện ra anh chồng dùng di động của mình nhắn tin cho bồ.  Cô ta tức lộn ruột, đêm giả bộ âu yếm chồng, đột nhiên lấy kéo cắt phăng của quý ném qua cửa sổ. Anh chồng vùng ra nhặt được, chạy bổ lên bệnh viện, các bác sỹ thương tình nối lại cho đâu vào đấy. Cô vợ chưa buông tha, đột kích vào bệnh viện, lẻn vào phòng anh chồng cắt tiếp… lần này cô ta cho động vật ăn thịt xơi mất tiêu.  Thưa Táo quân vụ này tâu cho Ngọc Hoàng nghe chơi chớ ông ấy làm gì được. Phải làm được ch, ông ta  phải chỉ thị cho bà lãnh đạo nữ giới  dưới trần gian giáo dục chị em không được xử lý chồng bồ bịch theo kiểu triệt sản tận gốc như vậy…

    Sau 23 tháng chạp Táo quân từ thiên đình về, mặt mày buồn xiu, hỏi chuyện, ngài bảo:  Ngọc Hoàng hứa sẽ quan tâm giải quyết điều ta bổ sung. Ngài còn nói nhỏ vào tai ta: Trong khi ân ái với cung phi mà ta sủng ái nhất, tình cờ ta phát hiện ra trong người nàng có cái này: Trời ạ một con dao nhỏ sáng choang sắc như nước…Ngọc Hoàng nhắc đi nhắc lại mấy lần: Táo quân ở Hạ giới phải cảnh giác cao với các táo bà cùng đám chị em nghe chưa.
-----------------------

Chuyển từ Facebook qua
Đọc tiếp ...

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

RA BIỂN LỚN






Mấy hôm nay thầy đồ Khiêm (Toro) bận rộn thư pháp, cho dù thầy  vốn là Thạc sỹ luật kiêm Nhà báo. Thầy không chuyên nghề thư pháp mà gần tết thì trải chiếu vườn nhà bày mực nho, giấy hồng điều bút lông ngổng viết chữ theo yêu cầu bà con.  Đã có ông xin chữ Tuyên với bộ ngọc, có người xin chữ Huy, chữ Tường…  nghĩa là ai xin chữ gì thầy cho chữ nấy. Bu tui phải cái ở cách thầy cả  ngàn cây số, chớ không thì đến nói khó thầy xin chữ ĐẠT () là thông suốt, thấu hiểu sự lý…Chữ  Đạt giống một chiếc thuyền buồm no gió đang lướt sóng biển khơi.  Nhà thơ Xuân Diệu có vẻ khoái thuyền hơn tàu, ông có hai câu thơ “Tổ quốc ta như một con tàu, mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau”. Vâng, chiếc thuyền buồm lướt trùng khơi xem hiền lành và thơ mộng hơn con tàu.  Cánh buồm của con thuyền chữ Đạt gồm chữ thổ  ( là đất, là cương vực) và chữ dương ( là con dê, là tường với nghĩa niềm vui). Này, những ai lăm le chiếm biển của ta thì hãy nhìn vào con thuyền này và nhớ rằng ta đang hành trình giữ gìn cương vực của  Tổ quốc  ngàn đời.  Ta chưa dùng đến tàu ngầm và pháo hạm, mà với sự thiện chí của chữ Tường là niềm vui, là hữu nghị, rõ chưa?

   Có lẽ không nhất thiết phải viết chữ thảo, càng không cần đến thảo cuồng. Bu tui “vẽ” ý định ra giấy rồi hôm nào lên Sài Gòn nhờ thầy thư pháp thứ thiệt thể hiện, hihi …có bác nào đi với bu cho vui không??
------------
(Bài viết ngắn từ facebook chuyển qua)
Đọc tiếp ...

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

NĂM MÙI NÓI CHUYỆN DÊ




Hồi bà xã bu đang làm nhân viên phòng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn, thỉnh thoảng có cô bạn thân cùng phòng  đến chơi.  Nàng không đẹp song ưa nhìn, vốn là cây đơn ca văn công quân đội nên tính tình hồn nhiên, xởi lởi, không có vụ điệu đà làm dáng như nhiều cô khác. Tên quai nôi là Thanh Thản, nhưng có ai gọi  là Thum Thủm thì  nàng cũng tiếp chuyện và thưa gửi đâu vào đấy.
    Hôm ấy vừa bước vào nhà bu Thản đã bô bô:
- Anh bu, em làm tín dụng trên mười năm trời mà hôm nay bị sếp  Lê Văn Mường mắng một trận te tát, tức cả mình.
- Sếp mắng làm sao
- Mắng em bị rổng kiến thức
- À, rổng kiến thức?  Thì ai mà chẳng có chỗ rổng
- Này này, đừng có mà xiên xẹo nhé
- Thì nói thẳng ra xem nào…
- Em làm dự án chăn nuôi dê cho doanh nghiệp Dương Cường. Cha giám đốc xin vay để nâng đàn dê từ 60 lên 260 con.  Hồ sơ em ghi cho doanh nghiệp mua 100 dê đực và 100 dê cái,  xong đem lên trình thì bị sếp chê nào là rổng kiến thức, nào là lảng phí giống đực.
- Lạ nhỉ.
- Mà anh bu  biết đấy, nhà em chủ yếu là giống đực. Ông xã và hai thằng con trai em xem là ba ông vua, đến chàng gà trống gáy báo thức và chú chó đực giữ nhà em cũng thương yêu lắm. Của đáng tội, lâu lâu cả nhà có đi chén lẩu dê, nhưng kiến thức về dê em đâu có rành.
- Sếp chê em lảng phí giống đực là chí phải. 100 con dê cái chỉ cần 10 con dê đực thôi.  Em đã lảng phí đến  90 con đực rồi.
-  Hihihi… hóa anh cũng không biết gì về dê đực, sếp Văn Mường bảo 100 dê cái chỉ cần 5 con dê đực là nó phục vụ ngon ơ.  Cô phải nhớ dê  đực là biểu tượng  tuyệt hảo cho sức mạnh nam tính. Nó là sáng tạo vĩ đại cuối cùng của thượng đế trên cõi đời mà ta cần trân trọng.
- Ờ nhỉ…nhưng biết đâu đấy, nhỡ có con bị liệt dương thì sao. Phải có lực lượng dự phòng chứ.
- Em cũng bảo thế nhưng sếp gạt đi, giống dê đực chỉ có sống hoặc chết chứ không bao giờ liệt, cái tên doanh nghiệp Dương Cường là có cái lý của họ đấy. Dương Cường là cường dương là sức mạnh nam tính hiểu không.   Đã thế sếp lại còn hỏi,  thỉnh thoảng cô có đọc thơ không?
- Hả? ông Lên Văn Mường còn nói đến thơ a?
- Không chỉ nói  mà  đọc ngay  cho  em nghe mấy câu  thế này:
 Nếu một ngày kia nhân loại hết tính dê
Khác nào thành phố nhiều ngày cúp điện.
Các bà, các cô không còn chưng diện.
Khắp phố phường đường sá cũng buồn thiu.
….

Bu tui khoát tay bảo Thanh Thản không đọc tiếp nữa, ngụm nước vừa uống vào miệng  đi lạc vào khí quản, ho sặc sụa, dàn dụa nước mắt, nói lạc cả giọng:
-   Cô bị… i… a  (bịa)
-   Em bịa  chết liền, xin thề, xin thề…

Hihihi! 





Đọc tiếp ...